Bệnh gan thận mủ trên cá
Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên năm 1998, chỉ xuất hiện trên cá da trơn, đặc biệt là cá tra, basa. Tuy nhiên, hiện đang xảy ra trên tất cả các loại cá nuôi như: cá lóc, điêu hồng, cá rô, ếch… Đây là một bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là mùa mưa, vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL, tỷ lệ chết là cao có thể 100% đối với cá bột ương giống, từ 30 - 50% đối với cá thịt và đã làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.
1. Nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá
Bệnh mủ gan (bệnh đốm trắng trên gan, thận) trên cá tra, cá basa do nhóm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra (Crumlish và ctv, 2002). Vi khuẩn E. ictaluri thuộc họ Enterbacteriaceae là vi khuẩn gram âm, hình que, kích thước 1 x 2- 3μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy tiện, phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hoá, lên men trong môi trường glucose. Có 1 - 3 Plasmid liên kết với E. Ictaluri (Speyerer và Boyle, 1987; Newton và ctv,1988).
Vi khuẩn có thể phân lập từ mẫu cá bệnh (gan, thận, tỳ tạng) trên môi trường TSA (Trytone Soya Agar) hoặc EMB (Eosine Methylene blue lactase Agar) sau 48 giờ ở 28oC tạo thành khuẩn lạc màu trắng đục.
Liên hệ đặt mua cá giống chất lượng 0567 44 1234
2. Con đường lây truyền
Giai đoạn nhiễm bệnh: Cá bị bệnh ở tất cả các giai đoạn nuôi nhưng mẫn cảm nhất là giai đoạn cá giống.
Mùa vụ xuất hiện bệnh: Bệnh gan thận mủ xuất hiện quanh năm và tập trung vào 03 tháng đầu mới thả nuôi. Cao điểm bệnh xuất hiện là vào mùa mưa lũ nhất là tháng 7, tháng 8 hằng năm. Bệnh có thể xuất hiện từ 3 - 5 lần trong một vụ nuôi và có thể gây chết đến trên 50%.
Phương thức truyền lây: Bệnh lây từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng một ao, từ ao này sang ao khác, từ vùng nuôi này sang vùng nuôi khác; mầm bệnh tồn tại trong môi trường có thể gây bệnh trực tiếp cho cá khỏe qua dụng cụ chăm sóc có mang mầm bệnh (như thau, vợt, lưới,…).
3. Triệu chứng của bệnh gan thận mủ trên cá
Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan.
Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi cá xuất huyết trầm trọng, khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ da và mang cá.
Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn, nhỏ trên da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.
Liên hệ đặt mua cá giống chất lượng 0567 44 1234
4. Bệnh tích
Đối với cá bệnh trên gan, thận, tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng tròn, đường kính khoảng 1 - 3 mm khắp bề mặt và cả bên trong cơ quan. Những đốm trắng này có chứa dịch hơi đặc. Khi cấy những đốm trắng này lên môi trường thạch sau 24 giờ thấy xuất hiện các khuẩn lạc rất ròng.
5. Khả năng lây lan
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3 - 4 ngày, toàn bộ cá trong ao đều bị nhiễm bệnh.
Do đó, cần có biện pháp phòng bệnh tích cực. Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi bột để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mủ và các sản phẩm phụ của cá để chế biến làm thức ăn trở lại cho cá; bởi mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước và phát tán vi khuẩn gây bệnh sang khu vực nuôi cá khác gây thành đại dịch.
6. Phòng bệnh gan thận mủ trên cá
Để chủ động phòng bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi trong vùng, các hộ nuôi cá cần có ao lắng lọc trước khi bơm nước vào ao nuôi.
Định kỳ 7 - 10 ngày xử lý nước ao nuôi để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao bằng cách dùng vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 2 - 3 kg/100 m2 tạt ao hoặc các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như BKC 800, BIO-XIDE, POVIDINE 9000.
7. Trị bệnh gan thận mủ trên cá
Đặc trị gan thận mủ ở cá, theo các nghiên cứu gần đây vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan rất nhạy với Florphenicol.
Trộn HAN - FLO (1ML/10- 20 kg thể trọng) cho ăn liên tục 5-7 ngày.
Khi cá ăn mạnh trở lại, bổ sung thêm C FEED để giúp cá mau hồi phục.
Tuy việc điều trị bệnh gan thận mủ bằng kháng sinh mang lại hiệu quả cao nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá, việc điều trị bệnh mủ gan trên cá tra tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là bệnh cứ lặp lại sau 2 - 3 tuần điều trị. Do vậy, người nuôi cần chủ động phòng bệnh cho cá bằng cách tăng sức đề kháng, tăng dinh dưỡng.
Tìm kiếm có liên quan
Nhận biết và biện pháp phòng hội chứng giảm đẻ trên vịt
Tag:
- Cá lóc giống (3)
- Cá rô giống (3)
- Cá trê giống (2)
- Cá chép giống (2)
- Cá chép giống (0)
- Cá chim giống (1)
- Cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Cá Basa giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá diếc giống (1)
- Cá hô giống (1)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (1)
- Cá koi giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- cá thác lác cườm giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Gà Giống Minh Dư (3)
- Gà Đông Tảo (5)
- Gà Quý Phi (1)
- Gà H Mông (2)
- Gà Ác (0)
- Gà Tây (1)
- Chim Trĩ Đỏ (1)
- Gà Chín Cựa (1)
- Gà Ri (2)
- Gà Hồ (1)
- Gà Mía (1)
- Gà Tàu Vàng (1)
- Gà Nòi (1)
- Gà Tre Giống (1)
- Gà Tam Hoàng (1)
- Gà Plymouth (0)
- Gà Lương Phượng (1)
- Gà Sasso Giống (0)
- Gà Hybro (HV 85) (0)
- Gà Hubbard (0)
- Gà Ai Cập (1)
- Gà lai chọi (2)
- Ba Ba Giống (1)
- Lươn Giống (1)
- Ngựa Giống (1)
- Bồ Câu Giống (3)
- Chim Công (1)
- Chim Trích Cồ (0)
- Chim Trĩ 7 Màu (0)
- Vịt Uyên Ương (0)
- Thỏ Giống (0)
- Thiên Nga Trắng (0)
- Dê Giống (0)
- Cừu Giống (0)
- Đà Điểu Giống (1)
- Heo Rừng (0)
- Lạc Đà Giống (0)
- Kì Đà Giống (0)
- Chồn Hương Giống (0)
- Dúi Giống (0)
- Nhím Giống (0)
- Cheo Cheo Giống (0)
- Ếch giống (1)