CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHIM BỒ CÂU – CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA TRỊ
Bồ câu là loài vật nuôi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc và ít bị bệnh hơn so với nhiều loài gia cầm khác. Tuy nhiên cũng cần chú ý phòng tránh bệnh tật nhằm giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt của bồ câu. Bài viết dưới đây từ vifarm.com là các bệnh thường gặp ở chim bồ câu và cách điều trị vô cùng hiệu quả, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi!
Bệnh mổ lông, rụng lông ở chim bồ câu
Nguyên nhân: Do chim bồ câu bị thiếu khoáng vi lượng, vitamin trong thời kỳ nuôi con ở chim bồ câu bố mẹ
Tác động của môi trường chăn nuôi như: mật độ nuôi quá dày, do tiếng ồn hay bị chó mèo dọa, quá thừa ánh sáng mạnh; thức ăn có chất lượng kém hoặc do ký sinh trùng, bị stress.
Dấu hiệu: Bồ câu bố mẹ nhổ lông chim bồ câu non, bồ câu tự nhổ lông nhau hoặc bị rụng lông.
Phòng và điều trị bệnh mổ lông, rụng lông ở chim bồ câu:
Phân bố lại mật độ thả, tránh để chó mèo vào quấy phá chuồng nuôi chim bồ câu, di chuyển chuồng nuôi ra nơi yên tĩnh, kiểm soát nguồn thức ăn hàng ngày.
Sử dụng Pharotin-K, liều lượng 10g/2,5 – 3 lít nước uống liên tục 7 ngày. Hoặc Phar-Calci B12, liều lượng 10 – 20ml/lít nước uống liên tục 7 ngày.
Đối với bồ câu sinh sản, nên cho ăn/uống Teramix-pharm (10g/lít nước uống hoặc 1g/kgP/ngày), định kỳ 5 – 10 ngày/đợt/tháng hoặc liên tục
Bệnh thương hàn ở chim bồ câu
Nguyên nhân: Do vi khuẩn có tên là Salmonella gallinacerum và S.enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae gây ra. Bồ câu có thể bị nhiễm bệnh này qua đường ăn uống. Khi ăn uống phải đồ ăn hay nước uống có vi khuẩn, chúng sẽ bị nhiễm bệnh.
Dấu hiệu: Bồ câu bị tiêu chảy với phân màu xanh hoặc màu xám vàng, lười vận động, bỏ ăn, thở gấp, sốt, đứng ủ rũ, run rẩy và hay uống nước. Thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, nếu sau 3 – 5 ngày chim không được điều trị kịp thời chim bồ câu sẽ bị chết.
Phòng và điều trị bệnh thương hàn ở chim bồ câu:
Cách ly những những chim bồ câu bị bệnh ra khỏi đàn tránh lây nhiễm cho cả đàn
Nếu thấy chim bồ câu có dấu hiệu như trên hãy sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống); Enroflox 5% (2g/lít nước uống); Pharmequin, Pharamox G, Ampi-col (1g/lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-col pharm (10g/2,5 lít nước uống);Pharmequin-max (1g/2 lít nước uống) trong 5 ngày. Kèm theo Dizavit-plus, 2g/lít nước uống hàng ngày
Trong thời gian điều trị bệnh nên cho bồ câu ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Sau 5 ngày dừng kháng sinh cho bồ câu uống men tiêu hóa để phục hồi sức khỏe.Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, rửa sạch các máng đựng nước, thức ăn.
Bệnh giun, sán ở chim bồ câu
Nguyên nhân: Do nguồn thức ăn, nước uống có lẫn trứng giun sán
Dấu hiệu: Bồ câu ăn ít, gầy, lông xù, tiêu chảy
Triệu chứng mắc bệnh: Bồ câu ăn ít, gầy, lông xù, tiêu chảy, vận động chậm chạp, nằm yên một chỗ thậm chí bị chết do giun làm tắc ruột.
Phòng và điều trị bệnh giun, sán ở chim bồ câu
Khi phát hiện bồ câu bị mắc giun, sán cho bồ câu uống Decto-pharm, 1g/1,5kgP/lần. Cho cả đàn uống men tiêu hóa Pharbiozym (hòa với tỉ lệ 2g/lít nước) trong suốt 7 ngày.
Lên lịch tẩy giun sán cho chim bồ câu đều đặn 3 tháng/lần. Lựa chọn thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh.
Bệnh cầu trùng ở chim bồ câu
Nguyên nhân: Căn bệnh này thường xuất hiện ở bồ câu từ 1-4 tuổi. Do một số loài cầu trùng thuộc giống Eimeria như: Eimeria acervulina, Eimeria tenella, Eimeria praecox,Eimeria mivatis... gây ra.
Dấu hiệu: Bồ câu bị đi ngoài với phân có nhiều dịch nhầy, đôi khi còn lẫn máu do xuất huyết niêm mạc ruột. Bồ câu có thể bị chết do kiệt sức, ỉa chảy.
Phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở chim bồ câu: Khi phát hiện bồ câu bị bệnh tách những chim bồ câu bị bệnh ra khỏi đàn. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thuốc tiêu độc chuồng trại, môi trường nuôi, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng thức ăn, nước uống.
Hòa Pharticoc-plus theo tỉ lệ 10g/7 lít nước, cho bồ câu uống liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi cho uống tiếp 2 ngày nữa. Cách khác, có thể sử dụng Pharm-cox G theo tỉ lệ , 1ml/lít nước uống, cho bồ câu bị nhiễm bệnh uống liên tục 48 giờ để diệt cầu trùng. Kết hợp uống kèm theo kháng sinh Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống) liên tục trong 3-5 ngày.
Bệnh nấm diều ở chim bồ câu
Nguyên nhân: Do nấm Candidia albicans gây ra, thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh
Dấu hiệu: Mỏ chim xuất hiện những lớp vảy da màu vàng nhạt, lớp vảy này có thể bóc tách dễ dàng và không bị chảy máu. Tại ngã tư hầu họng và diều chim có những mụn loát ngày càng ăn sâu xuống. Chim có biểu hiện ăn ít gầy và bị tiêu chảy, thỉnh thoảng còn nôn thức ăn lẫn với chất nhầy có mùi hôi. Đối với chim non khi mắc bệnh nấm diều có thể chậm mọc lông.
Phòng và điều trị bệnh nấm diều ở chim bồ câu:
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ đựng thức ăn, nước uống của chim bồ câu. Loại bỏ những thức ăn thừa, ẩm mốc trong chuồng. Phun thuốc trùng chuồng nuôi và cả khu vực chăn nuôi bằng dung dịch chứa Iod, CuSO41% hoặc formol 2,5%.
Cho cả đàn chim uống Nấm phổi GVN, tỉ lệ 10g/2,5 – 3 lít nước uống hoặc 10g/30kgP/ngày, liên tục 7 ngày để diệt nấm.
Nên choc him uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharamox G, Pharmequin, Enroflox 5%, Orain-pharm… liên tục 5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm.
Đối với chim bồ câu con mắc bệnh bà con có thể hòa tan thuốc theo liều lượng ghi trên bao bì, trộn đều với cám để bồ câu mẹ vừa mớm được cả thức ăn và thuốc cho bồ câu con.
Bệnh newcastle ở chim bồ câu
Nguyên nhân: Do virus gây nên
Dấu hiệu: Chim ủ rũ, tiêu chảy phân trắng, diều căng đầy hơi hoặc không tiêu hóa được thức ăn, chân khô và có thể xảy ra đột tử. Một số con có biểu hiệu như: vặn cổ, đầu ngửa lên và đi xoay vòng theo phía cổ bị vặn, đi đứng không vững.
Phòng và điều trị bệnh newcastle ở chim bồ câu:
Phòng bệnh sớm và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh cho bồ câu bị bệnh. Những con bị nhiễm bệnh bị vặn cổ cần tiêu hủy và đúng cách tránh lây lan ra đàn.
Sử dụng vắc xin Newcastle điều trị cho chim bồ câu. Đối với chim non dưới 1 tháng tuổi nên nhỏ Laxoota hoặc ND-IB 2 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày cho chim
Kết hợp cho chim uống các thuốc kháng sinh như: Oracin-pharm, Pharamox G, Pharmequin, Gatonic-plus… để diệt vi khuẩn bội nhiễm và thuốc tăng thể trạng
Hi vọng những thông tin chia sẻ các bệnh thường gặp ở chim bồ câu cùng cách phòng và trị bệnh giúp bà con có thêm kiến thức cần thiết để công việc chăn nuôi ngày càng hiệu quả, hạn chế rủi ro, đem lợi nhuận kinh tế cao cho gia đình.
Tham khảo thêm tại:
https://vifarm.com.vn
https://traicagiong.com.vn
https://traiechgiong.com.vn
https://traibocau.com.vn
traigiongvifood.com.vn
Tag:
- Cá lóc giống (3)
- Cá rô giống (3)
- Cá trê giống (2)
- Cá chép giống (2)
- Cá chép giống (0)
- Cá chim giống (1)
- Cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Cá Basa giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá diếc giống (1)
- Cá hô giống (1)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (1)
- Cá koi giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- cá thác lác cườm giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Gà Giống Minh Dư (3)
- Gà Đông Tảo (5)
- Gà Quý Phi (1)
- Gà H Mông (2)
- Gà Ác (0)
- Gà Tây (1)
- Chim Trĩ Đỏ (1)
- Gà Chín Cựa (1)
- Gà Ri (2)
- Gà Hồ (1)
- Gà Mía (1)
- Gà Tàu Vàng (1)
- Gà Nòi (1)
- Gà Tre Giống (1)
- Gà Tam Hoàng (1)
- Gà Plymouth (0)
- Gà Lương Phượng (1)
- Gà Sasso Giống (0)
- Gà Hybro (HV 85) (0)
- Gà Hubbard (0)
- Gà Ai Cập (1)
- Gà lai chọi (2)
- Ba Ba Giống (1)
- Lươn Giống (1)
- Ngựa Giống (1)
- Bồ Câu Giống (3)
- Chim Công (1)
- Chim Trích Cồ (0)
- Chim Trĩ 7 Màu (0)
- Vịt Uyên Ương (0)
- Thỏ Giống (0)
- Thiên Nga Trắng (0)
- Dê Giống (0)
- Cừu Giống (0)
- Đà Điểu Giống (1)
- Heo Rừng (0)
- Lạc Đà Giống (0)
- Kì Đà Giống (0)
- Chồn Hương Giống (0)
- Dúi Giống (0)
- Nhím Giống (0)
- Cheo Cheo Giống (0)
- Ếch giống (1)