Độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi

Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, độc tố nấm mốc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các nồng độ khác nhau, độc tố nấm mốc trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể gây ra những tác hại khác nhau trên sức khỏe của vật nuôi. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, những độc tố này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch làm tăng độ nhạy cảm của vật nuôi với các mầm bệnh.


Theo báo cáo tổng kết năm 2022 của tập đoàn Cargill về thực trạng nhiễm độc tố nấm mốc tại 48 quốc gia cho thấy: Trong tổng số hơn 300.000 mẫu nguyên liệu được lấy ngẫu nhiên, ghi nhận 75% số lượng mẫu chứa hàm lượng độc tố vượt ngưỡng phát hiện, tăng 3% so với năm 2021.

1. Những nguyên liệu tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố nấm mốc cao

Độc tố nấm mốc thường được quan tâm nhiều trên nhóm nông sản, nhất là trên bắp và các loại hạt cốc khác như lúa mì, lúa mạch. Theo ước tính của FAO, hằng năm có khoảng 25% nông sản – khoảng 1 tỷ tấn thực phẩm bị ảnh hưởng bởi độc tố nấm mốc. Trong đó, tỷ lệ các loại độc tố thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau, trên các nguyên liệu khác nhau.

Bắp là nguyên liệu có nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc cao nhất. Hơn nữa, đây còn là nguyên liệu cung năng lượng chính trong thức ăn chăn nuôi. Tác động của quá trình gia nhiệt có thể tiêu diệt được nấm mốc nhưng không thể làm bất hoạt các hợp chất gây độc do nấm mốc sinh ra.


2. Tác hại của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi

Độc tố nấm mốc tác động tiêu cực đến ngành kinh tế nói chung bao gồm các chuỗi liên quan từ lĩnh vực nông nghiệp cho đến chăn nuôi, sức khỏe và nghiên cứu khoa học.

    • Giảm năng suất cây trồng do nhiễm nấm bệnh
    • Giảm giá trị nông sản
    • Ảnh hưởng năng suất và sức khỏe vật nuôi nếu ăn phải thức ăn nhiễm độc tố nấm mốc.
    • Tác động tiêu cực đến sức khỏe con người
    • Tăng chi phí cho việc nghiên cứu về độc tố nấm mốc.

3. Phương pháp kiểm soát độc tố nấm mốc

    • Đảm bảo độ ẩm trong nguyên liệu nông sản không vượt quá 14% để hạn chế lượng nước tự do trong tế bào
    • Sử dụng chất hấp phụ độc tố độc tố nấm mốc
    • Bảo quản nơi khô thoáng, để thức ăn lên kệ/giá
    • Kiểm tra, khống chế độ ẩm và nhiệt độ kho chứa, chuồng nuôi
    • Kiểm soát và diệt trừ côn trùng, sâu mọt trong kho
    • Sử dụng hóa chất để chống nấm mốc trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: biện pháp này hạn chế sử dụng do sinh mùi và có thể gây độc
    • Trong giai đoạn chế biến, vận chuyển hoặc mua bán: chú ý nhiệt độ, độ ẩm, phân lô rõ ràng để tránh sự phát tán qua lại

Với tình hình nguyên liệu nhiễm độc tố nấm mốc xảy ra trên toàn cầu, việc thắt chặt quy trình bảo quản là chưa đủ mà đòi hỏi phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới ít nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc để thay thế phần nào cho những nguyên liệu nguy cơ cao nhiễm độc tố nấm mốc như bắp/ bắp ép đùn để giảm nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và từ đó giảm bớt nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc trong thực phẩm của con người có nguồn gốc từ động vật (nội tạng như gan, thận; sữa bò; trứng gà, trứng vịt).

 

Tìm kiếm có liên quan

Tăng sức khỏe và năng suất gia cầm bằng bổ sung khoáng vi lượng

Cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả nhất

Cần bao nhiêu vốn để nuôi gà? Chi phí nuôi gà


Tag:
 Tìm kiếm


0567.44.1234

Back to top