Giải pháp giúp giảm mùi hôi bùn ở cá nước ngọt

Mùi hôi bùn trong cá chính là nguyên nhân gây tổn thất đáng kể cho các hộ chăn nuôi. Cá có mùi hôi bùn là lí do khiến cho chất lượng cá bị giảm và làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán ra. Tại Mỹ, các vấn đề về mùi hôi ở cá đã khiến cho ngành nuôi cá da trơn thiệt hại hàng triệu đô la mỗi năm.


Nguyên nhân cá nước ngọt bị hôi bùn

Mùi đất hoặc mùi bùn thường xuất hiện ở cá nước ngọt, chủ yếu do hai chất terpen : geosmin (có mùi bùn đất) và 2-methylisoborneol (MIB) (gây mùi mốc. Những hợp chất không chỉ là vấn đề của ngành nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thực phẩm.

Khi những chất trên được sản xuất trong môi trường nước, dần dần cá sẽ có mùi hôi tích lũy trong thịt với hàm lượng nhỏ hơn 1µg/kg cá. Đó là lí do vì sao khi nuôi cá trong ao nước có màu xanh đậm thường hay có mùi hôi, bà con mình còn hay gọi là hôi rong hoặc hôi cỏ.

Những ao nuôi không được quản lý tốt, lượng vật chất hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo lam và nấm phát triển rất nhanh, dẫn đến sản sinh ra nhiêu hợp chất gây mùi hôi. Các chất này có thể tồn tại trong nước, bùn, vi sinh vật, cá sẽ hấp thụ chúng qua mang là chuyển tới máu đi khắp cơ thể. Hoặc có một số vi sinh vật bài tiết Geosmin hoặc MIB vào môi trường, phần lớn các vi sinh vật này là sinh vật đáy hoặc vi sinh vật bám quanh. Do đó cá sẽ ăn phải các vi sinh vật có Geosmin và MIB khi chúng ăn mảnh vụn của các vi khuẩn hoặc các chất hữu cơ.

Liên hệ đặt mua có giống 0567 44 1234

Giải pháp hạn chế mùi hôi bùn ở cá nước ngọt

Để giảm thiểu tình trạng này, bà con cần có biện pháp quản lí môi trường nuôi tốt như :

- Trước khi thả cá giống cần chuẩn bị đáy ao sạch sẽ, tát cạn nước và phơi đáy ao vài ngày. Nếu lượng bùn ở đáy quá nhiều, bà con cần gạt bỏ bớt.

- Quản lí chất lượng nước : Bà con cần quan sát màu nước cũng như thường xuyên đo độ pH, độ kiềm, amoniac, nitrat,… để đánh giá  chính xác nhất chất lượng nước và kịp thời sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy các chất hữu cơ, giảm lượng amoniac và cải thiện chất lượng nước.

- Nếu tảo lam phát triển quá mức, bà con có thể sử dụng hóa chất CuSO4 để diệt tảo trong ao. Bà con không nên sử dụng liều lượng cao dẫn đến đến hiện tượng tảo chết đột ngột gây thiếu oxy cho ao cá.

- Các loại cá biển thường ít gặp các vấn đề về mùi hôi hơn so với cá nước ngọt vì nấm sinh ra hợp chất hây mùi hôi thường sẽ bị kiềm hãm trong môi trường nước mặn. Vì vậy, có thể sử dụng muối ăn để ngăn ngừa sự phát triển của tảo.

<< Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính hiệu quả >>

Giải pháp loại bỏ mùi hôi bùn ở cá nước ngọt

Một số hộ chăn nuôi, để loại bỏ mùi hôi trước khi bán cá thường cho cá ăn bành mì, đây không chỉ là một quy trình tốn nhiều thời gian và tốn kém mà còn gây ra nhiều vấn đề hậu cần. Bà con cần chú ý thu hoạch vào thời điểm chất lượng nước trong ao tốt nhất, tảo không phát triển nhiều.

Việc quản lý vi sinh vật sẽ giúp giảm tình trạng cá có mùi hôi khó chịu, từ đó cải thiện chất lượng thịt và hình dáng của cá. Đồng thời tối ưu hóa quy trình nuôi và tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.


Tìm kiếm có liên quan

Các loại thức ăn cho cá mau lớn - Công thức chế biến thức ăn cho cá

Tổng hợp các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt

Tuyên bố tuyệt chủng loại ếch Darwin


Tag:
 Tìm kiếm


0567.44.1234

Back to top