KỸ THUẬT NUÔI GÀ ÁC HIỆU QUẢ, LÀM GIÀU CHO NÔNG DÂN
Gà ác hay còn gọi là gà chân chì là giống gà nội xương đen, thịt đen, lông trắng, thịt gà ác được biết đến như một vị dược kê trong y học giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa. Chính vì thế còn gọi là “gà thuốc”. Trong chăn nuôi các loại gà có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi gà ác là một trong hướng đi giúp tăng thu nhập cho bà con bởi gà ác là một trong những giống gà dễ nuôi đồng thời bán giá cao do nhu cầu thị trường lớn. Sau đây mời quý vị tham khảo trọn bộ kỹ thuật nuôi gà ác đa mục đích và hiệu quả.
1. Những điều bà con nên biết về giống gà ác
Đặc điểm phân biệt của gà ác với các giống gà khác
- Là giống gà nội nhỏ nhất ở Việt Nam
- Đặc trưng có bộ lông trắng không mượt, toàn bộ da, mắt thịt, mỏ và chân, xương có màu đen.
- Gà ác nặng bao nhiêu? Khi mới nở gà ác có khối lượng trên 16,3g. 60 ngày tuổi nặng 230g, 120 ngày tuổi nặng từ 600 – 750g. Gà ác có chất lượng ngon nhất từ 4 – 5 tuần tuổi. Gà ác thành thục sinh dục khi đạt khoảng 120 ngày tuổi, với sản lượng trứng trung bình khoảng 70 – 80 trứng/năm. Khối lượng trứng khoảng 30g/quả.
- Gà thích ứng được với các môi trường nuôi dưỡng khác nhau bao gồm thâm canh và quảng canh.
- Giá gà ác: Trên thị trường hiện nay, giá gà ác ở mức 140.000 đồng đến 160.000 đồng/kg. Giá gà ác khá cao so với các loại gà khác nhưng có nhiều giá trị dinh dưỡng cao bởi chứa chất carnosine giúp tăng sức đề kháng, ngoài ra chứa nhiều axit amin khác như lysine, methionine, histidine… chống lão hóa.
2.1 Chọn giống
Trong chăn nuôi gà, chọn giống là điều kiện tiên quyết đến năng suất và chất lượng của vật nuôi. Chọn giống gà ác bà con cần lưu ý một số đặc điểm như sau: gà con từ 0 – 9 tuần tuổi cần nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, khối lượng từ 30 – 32g/con. Tránh những con khô chân, vẹo vùng mỏ, chân tổn thương và hở rốn.
2.2 Tiêm phòng cho gà
Gà được tiêm phòng vắc xin Newcastle lúc 5 ngày tuổi và cúm gia cầm lúc 14 ngày tuổi để theo dõi khả năng đáp ứng miễn dịch đối với 2 loại này. Vắc xin gumboro và đậu gà được chủng lúc 7 ngày tuổi.
2.3 Cách xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi gà ác hiệu quả
Thiết kế chuồng trại nuôi gà ác: chuồng xây dựng cao ráo thoáng mát vào mùa hè, và ấm vào mùa đông với khoảng cách từ nền chuồng tới mái là 3m. Tường bao quanh chuồng bằng gạch dày 70cm, tường ngăn ô khoảng 50cm. Phía bên trên cần quây lại bằng lưới thép tạo độ thông thoáng tránh ẩm thấp cho nền chuồng. Nền chuồng nên trát xi măng thuận tiện cho khâu vệ sinh cũng như dễ dàng trong việc rải độn chuồng.
Cần vệ sinh sát trùng chuồng sạch sẽ trước khi vào gà khoảng 15 – 20 ngày. Sử dụng các loại thuốc khử trùng, tiêu độc như Formol 3% sau đó phun lại Formalin 3%, hoặc sử dụng vôi bột. Chất độn chuồng cũng cần được khử trùng sạch sẽ trước khi cho vào chuồng.
Bố trí rèm che phù hợp để đảm bảo giữ nhiệt độ cho chuồng ổn định và tránh gió lùa và mùa mưa hoặc mùa đông. Mùa hè, rèm che cần được kéo lên đảm bảo độ thông thoáng.
2.4 Kỹ thuật nuôi gà ác ở các giai đoạn khác nhau
Mỗi giai đoạn chăn nuôi gà ác, môi trường và khẩu phần thức ăn cho gà khác nhau, tuy nhiên vật tư và thuốc thú y chung cần chuẩn bị cho cả quá trình bao gồm: máng ăn, máng uống, đèn sưởi, nhiệt kế, Xy lanh, bình phun khử trùng, quạt, sổ ghi chép… và thuốc thú y: điện giải Gluco KC, hạ sốt, men tiêu hóa, thuốc bổ B.Complex….Bà con cần lưu ý một số phương pháp nuôi gà ác tại các giai đoạn tuần tuổi.
Giai đoạn từ 0 – 9 tuần tuổi
Quây úm gà ác : mỗi quây úm gà có sức chứa khoảng 100 con, đường kính 2m, bà con cần đảm bảo mật độ từ 15 – 20 con gà/m2, sử dụng hai bóng đèn 60W để giữ nhiệt. Trước khi đưa gà vào, cần đảm bảo nhiệt độ trong chuồng ấm sẵn và ổn định bằng cách thắp sáng bóng đèn trong khoảng 2 tiếng. Bảo đảm nhiệt độ đủ ấm cho gà, đèn được bật 24/24h trong 3 tuần đầu tiên, giảm dần xuống 16 giờ và đến 8 – 9 tuần tuổi thì sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Cách quan sát đảm bảo nhiệt độ cho gà: khi gà nằm rải đều thành từng nhóm 3-5 con trong chuồng, lúc đó nhiệt độ vừa đủ. Trong trường hợp nằm dồn đống, khi đó nhiệt độ đang bị quá thấp hoặc khi gà phân tán khỏi nguồn nhiệt độ, nháo nhác và khát nước khi đi đó nhiệt độ trong chuồng đang quá cao.
Máng ăn và máng uống: Với gà ác con mới xuống chuồng, sử dụng máng bằng tôn có kích thước khoảng 40cm rộng, 60cm dài và cao 2 – 3cm thuận tiện cho gà con ăn.
Nguồn thức ăn và nước uống: giai đoạn này, cơ quan nội tạng của gà còn yếu do vậy nên tránh cho gà ăn các loại thức ăn ôi thiu, mốc, các loại thức ăn xơ cứng và nên cho ăn từ 9 – 10 lượt/ngày nhằm kích thích tính thèm ăn đồng thời kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp trong ngày, tránh để lâu bị ôi, hỏng. Nước uống cần sạch sẽ, bổ sung glucose 5% trong những ngày đầu tiên phòng một số bệnh lý cho gà.
Giai đoạn từ 10 – 17 tuần tuổi – Giai đoạn gà hậu bị
Giai đoạn này mật độ nuôi ở mức 7 – 8 con/m2.
Máng ăn và uống: có thể sử dụng máng ăn máng uống nhựa, tôn có bán sẵn trên thị trường. Đặc biệt bố trí máng xen kẽ để gà ăn được lượng đồng đều, và đặt ở chân quây nhằm giữ quây không dịch chuyển đồng thời tách riêng khu ăn uống với khu nghỉ ngơi của gà bởi thức ăn khi bị vương vãi và nấm mốc, nếu ăn vào gà dễ bị mắc các bệnh lý.
Mùa hè chất độn chuồng khoảng 3cm, mùa đông nên tăng chất độn chuồng lên 5cm.
Gà ác có khối lượng cơ thể nhỏ mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày thấp, nên trong giai đoạn hậu bị này, bà con không cần chuẩn bị nguồn thức ăn quá lớn. Bà con có thể cho ăn các loại thức ăn khác nhau: ngô, thóc, cám đậm đặc, khô đỗ, vitamin theo công thức: 10kg hỗn hợp được tổng hợp từ: 4kg bột ngô, 2,5kg thóc, 2kg đậm đặc, 0,25kg khô đỗ, Vitamin (khoảng 20ml)
Trong cả giai đoạn này, khối lượng thức ăn cho gà ác nên cho khoảng 3,75kg/con. Một ngày cho gà ăn hai lần vào sáng và chiều để đồng đều khi cho ăn. Bà con cần đảm bảo 10-12 con/máng tròn. Lưu ý khi xuất hiện hiện tượng gà mổ cắn nhau, cần phải nhốt riêng gà bị mổ để điều trị bằng cách bôi xanh methylen vào vết thương.
Giai đoạn gà ác từ 17 tuần tuổi – Giai đoạn sinh sản
Cần chọn những con gà ác đạt tiêu chuẩn, chất lượng để nuôi sinh sản. Tiêu chuẩn chọn lọc: chọn những con gà mái có thân hình cân đối lông bóng, mào và tích đỏ, bụng mềm, xương chậu rộng, lông ở chân đen và mỏ đen, với gà trống: chọn con có mào màu đỏ, hai cánh vững chắc, úp gọn trên lưng, có tính hăng. Tỷ lệ ghép phối 1 trống/10 mái, số lượng dự trữ từ 2 đến 3 con trống cho 100 con mái.
Trong giai đoạn này, bổ sung chất độn chuồng cao từ 8 – 10cm để đảm bảo khô ráo nền chuồng và không bị vỡ trứng khi gà đẻ rải rác trong chuồng. Mật độ giai đoạn này từ 5 – 7 gà/chuồng nuôi.
Ổ đẻ cho gà: ổ đẻ đặt sát vách tường chuồng, có vách ngăn cứng giữa các ô, không để gà mái chen lấn lẫn nhau và nhìn thấy nhau. Ổ đẻ có thể cho gà làm quen dần từ 17 tuần tuổi, với nền trấu hoặc rơm và được khử trùng. Ổ đẻ được phân bố đều trong chuồng nuôi và phải được thay lớp lót 2 lần/tuần. Trong thời giansinh sản, bà con cần thu trứng 3 đến 4 lần/ngày để đảm bảo trứng luôn sạch.
Khẩu phần ăn: 10kg hỗn hợp được tổng hợp từ: 4,5kg bột ngô, 2kg thóc, 3,4kg đậm đặc, 0,2kg khô đỗ, Vitamin, chất khoáng (khoảng 20ml). Trong giai đoạn này, lượng thức ăn cho gà khoảng 200 gam/con/ngày. Ngoài ra bổ sung bột đá, bột vỏ sò để tăng khả năng tạo vỏ trứng của gà. Nước uống cần được bổ sung vitamin giúp gà khỏe mạnh, đẻ trứng đều đặn, tăng sức đề kháng cho gà tránh dịch bệnh.
Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi gà ác, vấn đề chi phí thức ăn chăn nuôi đầu vào bà con cũng cần quan tâm. Bà con nên tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại nông hộ hoặc địa phương như ngô (bắp), gạo, thóc, khoai, sắn (khoai mì), các loại đậu hạt, các loại rau bèo tại hộ gia đình…
3. Phòng bệnh cho gà ác
Khi nuôi gà ác cũng như các loại gà khác, bà con cần vệ sinh chuồng trại, máng ăn máng uống, thường xuyên thay chất độn chuồng, thực hiện đúng lịch vắc xin, thuốc bổ.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng trại và sức khỏe cho đàn gà, bà con nên chuẩn bị đệm lót sinh học chuẩn theo hướng dẫn kỹ thuật, hoặc những khuyến cáo trong chăn nuôi. Chúng tôi giới thiệu đến bà con phương pháp chuẩn bị độn chuồng/đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm sinh học như sau:
Đối với nền đệm lót bằng trấu:
Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10 – 15cm (5 – 7cm đối với úm gà, 10cm đối với gà thịt, 15cm đối với gà đẻ) trước khi thả gà.
Bước 2: có thể rắc chế phẩm đệm lót sinh học sau 5 – 7 ngày với gà nuôi úm, 1 – 2 ngày với gà nuôi thịt hoặc có thể rắc trực tiếp chế phẩm sinh học trong chuồng đang nuôi, khi lớp phân dày khoảng 1 – 3cm, tiến hành cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu 1 – 3cm. Tránh làm xáo động đàn gà trong quá trình rải rắc chế phẩm đệm lót sinh học, bà con cần tập trung gà vào một góc.
Bước 3: Sau khi đảo lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm đã được ủ lên toàn bộ bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi. Dùng tay hoặc cào xoa nhẹ đều trên bề mặt đệm lót để men được phân tán đều khắp trên bề mặt của toàn bộ chuồng.
Đối với nền đệm lót bằng trấu và mùn cưa:
Mùn cưa được kết hợp với trấu làm độn chuồng trong quá trình chăn nuôi gà ác là cần thiết bởi mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt, làm nền chuồng luôn khô ráo.
Bước 1: Rải từ 8 – 10cm trấu trước, sau đó đổ thêm 7 – 8cm lớp mùn cưa tạo thành lớp độn chuồng dày khoảng 15 – 17cm (đối với gà sinh sản). Trong trường hợp mùn cưa bị khô, có thể tạo độ ẩm cho mùn lên khoảng 20% bằng cách phun, tưới nước sạch đều lên (cách nhận biết: dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được) ; Sau đó tiến hành thả gà vào chuồng nuôi.
Bước 2 và bước 3: Quá trình thực hiện giống với làm đệm lót bằng trấu.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi gà ác ở các giai đoạn khác nhau, đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi nhuận đáng kể cho bà con. Chúc bà con áp dụng và chăn nuôi một cách hiệu quả.
Liên hệ: 0567.44.1234 – 0566.950.950
Tham khảo thêm tại:
https://vifarm.com.vn
https://traicagiong.com.vn
https://traiechgiong.com.vn
https://traibocau.com.vn
traigiongvifoods.com.vn
Tag:
- Cá lóc giống (3)
- Cá rô giống (3)
- Cá trê giống (2)
- Cá chép giống (2)
- Cá chép giống (0)
- Cá chim giống (1)
- Cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Cá Basa giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá diếc giống (1)
- Cá hô giống (1)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (1)
- Cá koi giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- cá thác lác cườm giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Gà Giống Minh Dư (3)
- Gà Đông Tảo (5)
- Gà Quý Phi (1)
- Gà H Mông (2)
- Gà Ác (0)
- Gà Tây (1)
- Chim Trĩ Đỏ (1)
- Gà Chín Cựa (1)
- Gà Ri (2)
- Gà Hồ (1)
- Gà Mía (1)
- Gà Tàu Vàng (1)
- Gà Nòi (1)
- Gà Tre Giống (1)
- Gà Tam Hoàng (1)
- Gà Plymouth (0)
- Gà Lương Phượng (1)
- Gà Sasso Giống (0)
- Gà Hybro (HV 85) (0)
- Gà Hubbard (0)
- Gà Ai Cập (1)
- Gà lai chọi (2)
- Ba Ba Giống (1)
- Lươn Giống (1)
- Ngựa Giống (1)
- Bồ Câu Giống (3)
- Chim Công (1)
- Chim Trích Cồ (0)
- Chim Trĩ 7 Màu (0)
- Vịt Uyên Ương (0)
- Thỏ Giống (0)
- Thiên Nga Trắng (0)
- Dê Giống (0)
- Cừu Giống (0)
- Đà Điểu Giống (1)
- Heo Rừng (0)
- Lạc Đà Giống (0)
- Kì Đà Giống (0)
- Chồn Hương Giống (0)
- Dúi Giống (0)
- Nhím Giống (0)
- Cheo Cheo Giống (0)
- Ếch giống (1)