Một số kỹ thuật úm gà con

Sau cơn bão số 3 đã làm thiệt hại năng về sản xuất chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi gia cầm ở nhiều tỉnh thành miền Bắc. Việc tái đàn sau bão, duy trì sản xuất chăn nuôi đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong nuôi gia cầm giai đoạn nuôi úm là rất quan trọng để có đàn gà khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế tối đa dịch bệnh, cho sản phẩm thịt chất lượng tốt và sản lượng trứng cao đối với gà đẻ. Muốn làm tốt giai đoạn này bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

1. Chuồng trại và thiết bị

Việc chuẩn bị chuồng úm, lồng úm là cần thiết không thể thiếu trong quá trình nuôi gà ở mọi quy mô. Khi úm gia cầm, yêu cầu về nhiệt độ phải ấm vào đông và thoáng mát ở mùa hè, tuyệt đối phải tránh được mưa tạt, gió lùa.

Bà con nên sử dụng chất độn chuồng như, trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ trong đó trấu, có khả năng hút ẩm tốt và rẻ tiền. Bà con chỉ phủ chất độn với độ dày từ 09- 13 cm là phù hợp.

Mật độ nuôi úm sẽ được giảm dần theo số tuần tuổi của gà. Cụ thể mật độ nuôi phù hợp như sau: Tuần 1: 30 – 40 con/m2; Tuần 2: 20 – 30 con/m2; Tuần 3: 15 – 25 con/m2; Tuần 4: 12 – 20 con/m2.

Máng ăn, máng uống: Trong giai đoạn gà nhỏ có thể dùng khay, mẹt kích thước 50 x 50 cm, mật độ 50 gà/khay sau thay dần máng ăn theo từng lứa tuổi; giai đoạn úm cho uống bằng máng nhựa loại 1lít.


2. Nhiệt độ chuồng gia cầm úm

Có nhiều phương pháp sử dụng nhiệt trong quá trình úm bao gồm

Dùng bóng điện: Nếu dùng úm bằng bóng điện bà con nên sử dụng bóng điện hồng ngoại có công xuất 250W tùy theo số lương gà úm bà con dùng số lương bóng khác nhau, nếu úm 1.000 gà, tuy thộc vào mùa úm đông hay hè bà con có thể sử dụng 5 – 10 bóng.

Dùng bếp than: Thường được áp dụng cho cac cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn do giá cả phù hợp. Tuy nhiên nếu dùng phương pháp này đòi hỏi bà con phải thật cẩn trọng để tránh gia cầm bị ngạt khí thải của than vì vậy khi áp dụng phương pháp này thì khí thải của than phải được đưa ra khỏi chuồng nuôi


3. Chọn giống

Việc chọn giống là rất quan trọng đối với người nuôi gia cầm vì chất lượng của giống quyết định rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi; Giống gồm có giống nuôi lấy thịt, nuôi lấy trứng bà con phải chọn những khỏe mạnh, mắt sáng, lông bông, đi lại nhanh nhẹn, đều con …


4. Kỹ thuật úm

Nhiệt độ: Tùy theo mùa, thời tiết để điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho thích hợp và có thể theo dõi trạng thái của đàn gà đẻ biết được mức độ nhiệt. trường hợp đàn gà đứng tụm vào nhau ngay bóng điên hoặc lò than lúc này gà đang bị thiếu nhiệt vì thế bà con cần tăng nhiệt độ. Khi thấy chúng tản ra xa nhau, uống nhiều nước là gà đang bị nóng. Trong trường hợp chuồng bị mưa tạt gió lùa thì đàn gà sẽ tập trung vào chỗ khuất. Việc theo dõi nhiêt độ chuồng úm là rất cần thiết vì vậy để thuân lợi bà con nên có nhiệt kế ở trong chuồng nhiệt độ cụ thể cho từng giai đoan của gà úm là: Gà 0 – 7 ngày tuổi là 31 – 320C; gà 8 – 21 ngày tuổi là 28 – 300C; gà 22 – 28 ngày tuổi là 22 – 280C.

Vấn đề chiếu sáng trong thời gian úm là quan trọng đối với gà con vì nó tác dụng làm gia cầm ăn nhiều hơn, tốt hơn, là cơ hội kích thích cơ thể phát triển. Nước uống: Gà con mới nhập về sau khi thả vào quây phải cho uống nước, có pha thêm đường Glucose, Vitamin C điện giải, nên cho gà uống trong 2 – 3 giờ đầu tiên để chống stress và tăng sức đề kháng cho đàn gà.


Thức ăn: Thức ăn cho gà con cần loại chất lượng cao, giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa và phải cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn mới.

Vệ sinh thú y: Trong thời gian úm, bà con phải luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô ráo, thoáng mát và ấm áp về mùa đông, phải thay ngay chất độn chuồng khi bị ẩm ướt luôn luôn vệ sinh máng ăn máng uống và định kỳ phun sát trùng chuồng trại; dụng cụ chăn nuôi.

 

Tìm kiếm có liên quan

Nuôi trồng thủy sản nước lợ: Cơ hội và thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam

Tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi chim cút đẻ trứng

Phòng bệnh cho gà bằng tỏi mang lại hiệu quả cao


Tag:
 Tìm kiếm


0567.44.1234

Back to top