Nguyên nhân gà bị tiêu chảy? Cách phòng và chữa trị
Gà đi phân ướt hoặc phân lỏng là một trong những dấu hiệu của bệnh đường ruột. Nhìn chung, bệnh tiêu chảy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của gà nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch ở gà đặc biệt là gà con. Vậy nguyên nhân do đâu khiến gà bị tiêu chảy, mời bà con tham khảo bài viết dưới đâu của Trại Giống Vifarm để nắm bắt chách phòng và chữa bệnh kịp thời.
1. Dấu hiệu gà bị tiêu chảy
Bà con quan sát gà đi ngoài phân lỏng, có chút nhớt và đi kèm theo phân trắng hoặc xanh. Thậm chí sẽ có cả màu đỏ do máu bên trong cơ thể gà. Bà con chăn nuôi cần quan sát gà, khi gà có các dấu hiệu sau đây:
- Gà đi phân loãng, có màu xanh hoặc trắng. Vào thời điểm bệnh chuyển biến nặng, phân không thể ra hết mà chỉ dính ở phao câu do quá đặc.
- Gà ngủ li bì, lười ăn, ủ rũ, kém hoạt động.
- Dịch tiết ra từ gà có mùi hôi khó ngửi. Thậm chí, khi đứng gần gà vẫn có thể ngửi được mùi hôi tanh.
Xem thêm: Tổng hợp các bệnh khi nuôi cá nước ngọt
2. Nguyên nhân gà bị tiêu chảy
Để phòng và trị bệnh tiêu chảy một cách hiệu quả nhất, bà con cần tìm hiểu nguyên dân do đâu dẫn đến gà bị tiêu chảy. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho gà bị tiêu chảy, một trong số đó có thể kể đến như
2.1. Gà bị tiêu chảy do thức ăn chăn nuôi
Một trong số những nguyên nhân thường gặp khi gà bị tiêu chảy chính là nhiễm khuẩn từ thức ăn chăn nuôi. Do chịu ảnh hưởng từ môi trường như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ… nên các loại thức ăn cho gà rất dễ bị hỏng sau một thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, việc gà uống quá nhiều nước cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Khi gà bị mất điện giải, để cố duy trì sự cân bằng điện giải thì chúng liên tục nạp vào các chất khoáng như Magie, Clo, Natri, Kali có trong nước.
Liên hệ đặt mua gà giống 0567 44 1234
2.2. Gà bị tiêu chảy do môi trường sống
Khi khu vực chuồng nuôi không được dọn dẹp thường xuyên sẽ tích trữ nhiều bụi bẩn, phân động vật và các chất thải. Tạo điều kieenh cho các mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà một cách dễ dàng.
Mặt khác, nhiệt độ và khi hậu cũng là nguyên nhân khiến gà bị tiêu chảy. Vào những ngày nóng, sức đề kháng của gà bị suy giảm do tình trạng mất nước, hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho gà không kịp thích nghi.
2.3. Gà bị tiêu chảy do mầm bệnh
Có thể gà đang bị nhiễm bệnh cầu trùng, đây là bệnh có liên quan đến sự gia tăng của bệnh tiêu chảy ở gà. Khi nhiễm bệnh, ruột sẽ bị tổn thương giúp cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, gà bị tiêu chảy có thể do bị stress nhiệt hoặc mật độ nuôi quá dày.
3. Cách điều trị tiêu chảy ở gà
Điều trị bệnh tiêu chảy ở gà theo 2 cách: dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc chữa bệnh bằng các thảo dược dân gian.
3.1. Trị tiêu chảy ở gà bằng thuốc
Nếu gà bị tiêu chảy nhẹ, bà con chăn nuôi có thể sử dụng một số thuốc tiêu hóa gia cầm được bán ở thú y. Sử dụng theo đúng liều lượng và liên tục trong thời gian 2-3 ngày sẽ giúp gà khỏe mạnh. Có thể tham khảo một số dòng thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy đó là: B52/Ampi-col, Bexin-pharm, Dia-pharm, TETRAMAX 50S,..
3.2. Trị tiêu chảy ở gà bằng thảo dược
Ngoài những phương pháp tây y, bà con có thể tham khảo một số phương pháp dân gian để điều trị bệnh tiêu chảy ở gà như:
- Sử dụng búp ổi giã nát sau đó vắt lấy nước cho gà uống
- Giã nát tỏi bà ngâm vào nước theo tỉ lệ 100gr tỏi/10gr nước. Sau đó bà con chắt lấy nước cho gà uống.
Tỏi và là búp ổi đều là những dược liệu tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn đường ruột và tốt cho hệ tiêu hóa
Liên hệ đặt mua gà giống 0567 44 1234
4. Cách phòng bệnh tiêu chảy ở gà
Tuân thủ đúng nguyên tắc chăn nuôi:
- Không nuôi chung các loại gia cầm với thủy cầm.
- Không nuôi gia cầm, thủy cầm khác lứa tuổi cùng nhau.
- Thường xuyên vệ sinh dụng cụ thiết bị chuồng trại và nguồn nước sạch sẽ
- Cứ 20 ngày cho đàn gà uống thuốc tím hoặc Sulfat đồng 1 lần, 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1 - 2 giờ, nếu thừa phải đổ bỏ.
Kết luận
Như đã đề cập, tiêu chảy ở gà không phải là bệnh quá nặng. Nhưng nếu tình trạng kéo dài, sẽ làm giảm sức đều kháng ở gà từ đó gia tăng cơ hội nhiễm các bệnh khác. Vì thế, trong quá trình chăn nuôi, bà con cần quan sát đàn gà thường xuyên để có thể điều trị kịp thời, đúng lúc giảm rủi ro. Hy vọng những thông tin dưới đây của Trại Giống Vifarm sẽ giúp ích bà con trong quá trình chăn nuôi.
Tag:
- Cá lóc giống (3)
- Cá rô giống (3)
- Cá trê giống (2)
- Cá chép giống (2)
- Cá chép giống (0)
- Cá chim giống (1)
- Cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Cá Basa giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá diếc giống (1)
- Cá hô giống (1)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (1)
- Cá koi giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- cá thác lác cườm giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Gà Giống Minh Dư (3)
- Gà Đông Tảo (5)
- Gà Quý Phi (1)
- Gà H Mông (2)
- Gà Ác (0)
- Gà Tây (1)
- Chim Trĩ Đỏ (1)
- Gà Chín Cựa (1)
- Gà Ri (2)
- Gà Hồ (1)
- Gà Mía (1)
- Gà Tàu Vàng (1)
- Gà Nòi (1)
- Gà Tre Giống (1)
- Gà Tam Hoàng (1)
- Gà Plymouth (0)
- Gà Lương Phượng (1)
- Gà Sasso Giống (0)
- Gà Hybro (HV 85) (0)
- Gà Hubbard (0)
- Gà Ai Cập (1)
- Gà lai chọi (2)
- Ba Ba Giống (1)
- Lươn Giống (1)
- Ngựa Giống (1)
- Bồ Câu Giống (3)
- Chim Công (1)
- Chim Trích Cồ (0)
- Chim Trĩ 7 Màu (0)
- Vịt Uyên Ương (0)
- Thỏ Giống (0)
- Thiên Nga Trắng (0)
- Dê Giống (0)
- Cừu Giống (0)
- Đà Điểu Giống (1)
- Heo Rừng (0)
- Lạc Đà Giống (0)
- Kì Đà Giống (0)
- Chồn Hương Giống (0)
- Dúi Giống (0)
- Nhím Giống (0)
- Cheo Cheo Giống (0)
- Ếch giống (1)