Cách phòng tránh các bệnh thường gặp ở bồ câu mà bạn không nên bỏ qua

Chim bồ câu được đánh giá là loài chim khá dễ nuôi, dễ tính và ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu như bà con chăn nuôi bồ câu với quy mô lớn, hoặc nuôi nhốt tập trung thì việc tìm hiểu thông tin về bệnh thường gặp ở bồ câu là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh thường gặp ở bồ câu và cách điều trị cho chúng ở bài viết dưới đây cùng Trại giống Vifarm.


Bệnh thương hàn và cách điều trị

Một trong những bệnh thường gặp ở bồ câu bà con cần có kiến thức đề phòng đó chính là bệnh thương hàn. Bệnh này do vi khuẩn có tên là Salmonella gallinacerum và S.enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae) gây ra.

Bồ câu khi bị nhiễm bệnh này thường có những triệu chứng như phân màu vàng xanh, xám vàng, lười vận động, bỏ ăn, thở gấp, số, đứng ủ rũ, run rẩy và hay uống nước.  Đây là một trong những bệnh thường gặp ở bồ câu và gây ra những tác hại vô cùng lớn cho bà con chăn nuôi. Những con chim non dưới 1 năm tuổi là dễ phát bệnh nặng và chết hơn cả.

Để điều trị bệnh thương hàn ở bồ câu, bà con cho cả đàn uống 5 ngày một trong những loại kháng sinh sau: Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống); Enroflox 5% (2g/lít nước uống); Pharmequin, Pharamox G, Ampi-col (1g/lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-col pharm (10g/2,5 lít nước uống). Sau khi dừng kháng sinh, bà con cho cả đàn uống thêm men tiêu hóa để phục hồi sức khỏe. Chú ý cách ly chim bị bệnh và chim chưa bị bệnh, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống của chim.

Tham khảo giá bồ câu giống ngay 0567 44 1234
Bệnh cầu trùng ở bồ câu

Với những con chim bồ câu từ 1 – 4 tháng tuổi rất dễ mắc phải bệnh cầu trùng. Bệnh này thường xảy ra trên đàn chim vào khoảng thời gian giao mùa xuân – hè, thu – đông.

Bồ câu bị bệnh này có những triệu chứng như đi ngoài với phân có nhiều dịch nhầy, đôi khi còn lẫn máu.  Để điều trị bệnh thường gặp ở bồ câu này bà con hòa Pharticoc-plus theo tỉ lệ 10g/7 lít nước, cho bồ câu uống liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi cho uống tiếp 2 ngày nữa. Cùng lúc đó, cho bồ câu uống kèm một trong các loại kháng sinh sau: Oracin-pharm (1ml/1,5 – 2 lít nước uống); Pharcolivet, Ampi-coli pharm (10g/2,5 lít nước); Pharmequin, Pharamox G, Gatonic-plus (1g/lít nước uống)…liên tục 3 – 5 ngày.

Bệnh giun, sán

Đây bệnh thường gặp ở bồ câu nuôi theo hình thức thả vườn. Bồ câu mắc giun sán thường ăn ít, gày, lông xù, thậm chí bị chết.

Để điều trị bệnh này, bà con cho bồ câu uống Decto-pharm, 1g/1,5kgP/lần. Chú ý, nên tẩy giun đều đặn 3 tháng/lần cho bồ câu.  Bên cạnh đó, bà con cần lưu ý cho cả đàn uống men tiêu hóa Pharbiozym (hòa với tỉ lệ 2g/lít nước) trong suốt 7 ngày. Đồng thời cho uống Phar-M comix để bổ sung khoáng vi lượng cho bồ câu.


Liên hệ đặt hàng ngay tại Sđt/Zalo 0567 44 1234

Bệnh nấm diều

Căn bệnh này do một loại nấm có tên gọi Candidia albicans gây ra. Căn bệnh này hay xuất hiện ở bồ câu 1 – 2 tháng tuổi. Nguyên nhân mắc phải căn bệnh này có thể là do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh, có nhiều ký sinh trùng.


Chim bồ câu mắc bệnh này thường có những triệu chứng như mỏ chim xuất hiện những vảy da màu vàng nhạt, ngã tư hầu họng và diều chim có những mụn loét ngày càng ăn sâu xuống. Chim ăn ít, gầy và bị tiêu chảy, thỉnh thoảng còn nôn thức ăn lẫn với chất nhầy có mùi hôi.


Khi phát hiện chim có những dấu hiệu này  bà con cần nhanh chóng vệ sinh thật sạch chuồng trại, khay ăn, uống của chim. Tiêu hủy hết các vật mau hỏng, ẩm, mốc trong chuồng. Cần phun sát trùng chuồng nuôi và cả khu vực chăn nuôi bằng dung dịch chứa Iod, CuSO41%  hoặc formol 2,5%.

Ngoài ra, bà con nên cho đàn chim uống cùng với một trong các loại kháng sinh như: Pharamox G, Pharmequin, Enroflox 5%, Orain-pharm… liên tục 5 ngày để diệt vi khuẩn bội nhiễm.

 

Tìm kiếm có liên quan

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim bồ câu

Kỹ thuật nuôi cá rô phi bảo lộc

Hướng dẫn phục hồi nuôi thủy sản lồng bè sau mưa bão


Tag:
 Tìm kiếm


0567.44.1234

Back to top