Cách phòng trị bệnh nấm thủy mi trên cá
Bệnh nấm thủy mi trên cá là gì?, cách phòng trị bệnh nấm thủy mi trên cá như nào hiệu quả?. Để có câu trả lời chi tiết cách phòng trị hiệu quả thì cùng Trại cá giống Vifarm xem ngay bài viết dưới này nhé!
Bệnh nấm thủy mi là gì?
Bệnh nấm thủy mi hay còn gọi là bệnh mốc trắng, thường xảy ra ở các loài cá nước ngọt vào giai đoạn giao mùa, như: cá trắm cỏ, cá mè, cá trôi, cá chép,.. và còn gây ung trứng ở cá (nhất là cá chép). Là loại bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương trên da do tác động cơ học và do ký sinh trùng.
Bệnh nấm thủy mi ở cá thường gặp trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm. Bệnh sẽ phát triển nhanh trong các ao nuôi có hàm lượng chất bẩn, chất hữu cơ cao.
Liên hệ đặt mua cá giống chất lượng 0567 44 1234
Tác nhân gây ra bệnh nấm thủy mi
Bệnh nấm thủy mi thường do một số giống nấm gây ra như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya. Có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, có cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Loài nấm này sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau, như: sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp,… . Bào tử nấm có tiên mao và có thể vận động trong nước nên khả năng lây bệnh rất cao.
Dấu hiệu nhận biết cá bị nấm thủy mi
Trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, nhìn sẽ giống như các sợi nấm nhỏ mềm. Sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông.
Cá bị bệnh nấm thủy mi bơi lội bất thường hơn mọi khi, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Để lâu nấm sẽ lan ra khắp cơ thể, làm cho cá dễ nhiễm bệnh hơn.
Liên hệ đặt mua cá giống chất lượng 0567 44 1234
Cách phòng trị bệnh nấm thủy mi trên cá
- Thực hiện kỹ thuật tẩy dọn ao nuôi cá trước mỗi vụ nuôi.
- Nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm tổn thương cá.
- Duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách, như: duy trì mực nước ao 1,5m, phủ bèo tây 2/3 ,mặt ao…
- Dùng thuốc diệt nấm cho cá, bạn có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi trên các như: Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 tạt xuống ao và làm như thế 2 lần/tuần. Hoặc cũng có thể dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút. Nếu cá nuôi trong lồng có thể dùng KMnO4 hòa với nước vôi trong tạo ra màu bourdo tắm cho cá.
Liên hệ đặt mua cá giống chất lượng 0567 44 1234
Đó là cách phòng trị bệnh nấm thủy mi trên cá mà Trại cá giống Vifarm đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi cá của mình. Đừng quên theo dõi Website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và nếu bạn đang có nhu cầu mua cá giống nhé!
Tìm kiếm có liên quan
Quy trình sinh sản và ương giống cá trê vàng
Tag:
- Cá lóc giống (3)
- Cá rô giống (3)
- Cá trê giống (2)
- Cá chép giống (2)
- Cá chép giống (0)
- Cá chim giống (1)
- Cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Cá Basa giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá diếc giống (1)
- Cá hô giống (1)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (1)
- Cá koi giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- cá thác lác cườm giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Gà Giống Minh Dư (3)
- Gà Đông Tảo (5)
- Gà Quý Phi (1)
- Gà H Mông (2)
- Gà Ác (0)
- Gà Tây (1)
- Chim Trĩ Đỏ (1)
- Gà Chín Cựa (1)
- Gà Ri (2)
- Gà Hồ (1)
- Gà Mía (1)
- Gà Tàu Vàng (1)
- Gà Nòi (1)
- Gà Tre Giống (1)
- Gà Tam Hoàng (1)
- Gà Plymouth (0)
- Gà Lương Phượng (1)
- Gà Sasso Giống (0)
- Gà Hybro (HV 85) (0)
- Gà Hubbard (0)
- Gà Ai Cập (1)
- Gà lai chọi (2)
- Ba Ba Giống (1)
- Lươn Giống (1)
- Ngựa Giống (1)
- Bồ Câu Giống (3)
- Chim Công (1)
- Chim Trích Cồ (0)
- Chim Trĩ 7 Màu (0)
- Vịt Uyên Ương (0)
- Thỏ Giống (0)
- Thiên Nga Trắng (0)
- Dê Giống (0)
- Cừu Giống (0)
- Đà Điểu Giống (1)
- Heo Rừng (0)
- Lạc Đà Giống (0)
- Kì Đà Giống (0)
- Chồn Hương Giống (0)
- Dúi Giống (0)
- Nhím Giống (0)
- Cheo Cheo Giống (0)
- Ếch giống (1)