Cách quản lý stress ở gà con trong tuần đầu tiên bà con cần lưu ý!
Thành công trong lứa gà được quyết định bởi chất lượng giai đoạn úm và trong giai đoạn úm gà, 7 ngày tuổi đầu tiên là vô cùng quan trọng. 80% hệ miễn dịch của gà tập trung trên đường tiêu hóa nên sự phát triển tối ưu của đường tiêu hóa sẽ đảm bảo được sự hoạt động tốt của hệ miễn dịch. Gà con mới nở sẽ phải chiến đấu với rất nhiều mầm bệnh bên ngoài bởi vì miễn dịch thu được chủ động bị hạn chế trong khi miễn dịch thu được bị động từ kháng thể mẹ truyền lại phụ thuộc vào tốc độ hấp thu túi lòng đỏ và chất lượng kháng thể mẹ truyền. Trong trường hợp này miễn dịch tự nhiên cần được tăng cường để chống lại áp lực mầm bệnh. Trong thực tế, tỷ lệ chết sẽ cao nhất trong vòng 7 ngày đầu tiên bởi vì gà con sau nở bị đối mặt với rất nhiều thách thức làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đường tiêu hóa và sự hoạt động hiệu quả của miễn dịch tự nhiên. Những thách thức này bao gồm:
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà tre thương phẩm
1. Ảnh hưởng của giai đoạn ấp nở
Trong 3 ngày cuối cùng của giai đoạn ấp, trứng sẽ được chuyển sang máy nở. Trong giai đoạn ở máy nở, phôi cần được chuẩn bị để thoát ra khỏi vỏ trứng. Quá trình này khác nhau phụ thuộc vào gà con do vậy thời gian nở cũng khác nhau. Thông thường khoảng cách thời gian từ con gà đầu tiên nở tới con gà cuối cùng nở có thể tới 36h. Đối với những lò ấp nhỏ mà không có phòng lạnh bảo quản trứng trong mùa hè thì khoảng cách thời gian này có thể lên tới 48 – 72h, thậm chí lâu hơn. Rủi ro lớn nhất trong giai đoạn này là gà con đã nở phải chịu đựng nhiệt độ cao trong máy nở dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và làm gà con bị yếu.
Sau khi nở, gà con được thu từ máy mở để sàng lọc chất lượng, xác định trống mái, chủng ngừa vaccine, đếm, đóng trong hộp và cuối cùng là chuyển tới trại nuôi. Thời gian từ khi thu gà từ máy nở tới khi gà đến trại khác nhau tùy điều kiện tuy nhiên có thể lên tới nhiều giờ. Trong khoảng thời gian này cần phải phòng tránh bất kỳ stress nào do bị lạnh hoặc bị quá nóng vì sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ sống sót của gà khi úm.
Liên hệ đặt hàng tại Sđt/Zalo: 0567 44 1234
2. Ảnh hưởng bởi vận chuyển
Quá trình vận chuyển gà con có thể gây stress bởi các yếu tố của phương tiện vận chuyển như nhiệt độ, ẩm độ, không khí và thời gian vận chuyển. Nếu những yếu tố trên không đảm bảo thì gà con sẽ bị stress và mất nước, mất điện giải. Chỉ số corticosterone (CORT) và thiobarbituric acid – reactive substance (TBARS) có thể được sử dụng để đo lường mức độ stress của gà. Chỉ số này thường tăng cao nếu thời gian vận chuyển kéo dài. CORT tăng cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển hệ miễn dịch của gà. Gà bị mất nước và điện giải (dân giã gọi gà khô chân) thì làm giảm thu nhận thức ăn và nước uống. Hậu quả là gà giảm sức sống, dễ nhiễm bệnh hơn đặc biệt là bệnh tiêu hóa và làm tăng tỷ lệ chết trong tuần đầu tiên.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gia cầm: 0567 44 1234
3. Ảnh hưởng bởi kỹ thuật úm
Nhiệt độ, chất lượng không khí, thức ăn, nước uống. là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả của giai đoạn úm. Sự phát triển thành thục của ruột non được diễn ra trong 10 ngày đầu tiên. Kích thước và diện tích vi lông nhung tăng lên rất nhanh trong 1 – 2 ngày tuổi và sau đó tốc độ phát triển của chúng giảm dần và đạt trạng thái bình ổn trong khoảng 5 – 10 ngày tuổi. Trong ngày đầu tiên khi gà tới trại, phải đảm bảo gà con được ăn uống sớm nhất có thể vì gà được ăn uống sớm sẽ giúp đường tiêu hóa phát triển tối ưu, hấp thu túi lòng đỏ nhanh hơn. Gà bị mất nước từ máy nở hoặc bị stress do vận chuyển sẽ giảm thu nhận thức ăn, nước uống dẫn đến gà yếu, tăng tỷ lệ chết.
Khả năng chống chọi với mầm bệnh của gà trong tuần đầu tiên phụ thuộc phần nhiều vào miễn dịch tự nhiên. Miễn dịch tự nhiên có thể được tăng cường bằng một số hoạt chất để chống chọi với mầm bệnh tốt hơn trong tuần đầu tiên như bổ sung acid amin, vitamin, khoáng chất, men vi sinh: LIQUID HEATH KTMD; VIABIO MEN SỐNG GÀ VỊT N101, GLUCO KC, ULYTE VIT C, BETA GLUCAN… Giúp đảm bảo sự phát triển tối ưu của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Từ đó giảm được tỷ lệ chết trong giai đoạn úm và đạt được năng suất tốt hơn trong giai đoạn nuôi về sau.
Tìm kiếm có liên quan
Vịt bị chảy nước mắt là bệnh gì? Cách điều trị
Tag:
- Cá lóc giống (3)
- Cá rô giống (3)
- Cá trê giống (2)
- Cá chép giống (2)
- Cá chép giống (0)
- Cá chim giống (1)
- Cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Cá Basa giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá diếc giống (1)
- Cá hô giống (1)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (1)
- Cá koi giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- cá thác lác cườm giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Gà Giống Minh Dư (3)
- Gà Đông Tảo (5)
- Gà Quý Phi (1)
- Gà H Mông (2)
- Gà Ác (0)
- Gà Tây (1)
- Chim Trĩ Đỏ (1)
- Gà Chín Cựa (1)
- Gà Ri (2)
- Gà Hồ (1)
- Gà Mía (1)
- Gà Tàu Vàng (1)
- Gà Nòi (1)
- Gà Tre Giống (1)
- Gà Tam Hoàng (1)
- Gà Plymouth (0)
- Gà Lương Phượng (1)
- Gà Sasso Giống (0)
- Gà Hybro (HV 85) (0)
- Gà Hubbard (0)
- Gà Ai Cập (1)
- Gà lai chọi (2)
- Ba Ba Giống (1)
- Lươn Giống (1)
- Ngựa Giống (1)
- Bồ Câu Giống (3)
- Chim Công (1)
- Chim Trích Cồ (0)
- Chim Trĩ 7 Màu (0)
- Vịt Uyên Ương (0)
- Thỏ Giống (0)
- Thiên Nga Trắng (0)
- Dê Giống (0)
- Cừu Giống (0)
- Đà Điểu Giống (1)
- Heo Rừng (0)
- Lạc Đà Giống (0)
- Kì Đà Giống (0)
- Chồn Hương Giống (0)
- Dúi Giống (0)
- Nhím Giống (0)
- Cheo Cheo Giống (0)
- Ếch giống (1)