Vịt bị chảy nước mắt là bị bệnh gì? Cách điều trị ra sao?

Vịt khi nhiễm bệnh thường có nhiều triệu chứng lâm sàng. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng này chúng ta có thể đoán được vịt bị bệnh gì. Nếu bạn có chuyên môn có thể mổ khám để xem bệnh tích của vịt sẽ xác định được nguyên nhân cụ thể vịt đang bị sao. Trong số các triệu chứng lâm sàng ở vịt bị bệnh thì có một số triệu chứng khá quen thuộc như vịt bị liệt chân, vịt bị chảy nước mắt, nước mũi, vị bị sốt, vịt bị sưng mắt, vịt bị rụt cổ, … Trong bài viết này, Trại giống Vifarm sẽ giúp các bạn biết vịt bị chảy nước mắt là bị bệnh gì và cách điều trị qua hướng dẫn từ chuyên gia.

Vịt bị chảy nước mắt là bị bệnh gì

Vịt bị chảy nước mắt là triệu chứng lâm sàng của khá nhiều bệnh như bệnh bại huyết, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, viêm xoang mũi truyền nhiễm, … Do đó, có thể thấy rằng việc thấy vịt chảy nước mắt thì đây chỉ là một triệu chứng lâm sàng của một bệnh nào đó. Các bạn cần phải căn cứ vào nhiều triệu chứng khác của vịt để có thể chuẩn đoán được vịt bị bệnh gì. Nếu vịt chỉ bị các bệnh nhẹ thì có thể dùng thuốc chữa, nếu vịt bị nặng và đã có con bị chết thì bạn nên mời bác sĩ thú y tới mổ khám để xem bệnh tích trên vịt. Kết hợp các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên vịt, các bác sĩ thú y mới có thể chuẩn đoán chính xác được vịt đang mắc bệnh gì.

Cách điều trị ra sao

Khi các bạn chưa biết vịt bị bệnh gì thì việc điều trị cho đàn vịt thường sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, khi đã biết vịt bị bệnh gì thì việc điều trị sẽ tương đối dễ dàng. Sau đây là cách chữa 2 trường hợp vịt bị chảy nước mắt, một do dịch tả vịt (Herpes virus) và một do bị bại huyết các bạn có thể tham khảo.

Vịt chảy nước mắt do bị dịch tả vịt

Bệnh dịch tả vịt là một bệnh rất nguy hiểm ở vịt gây chết hàng loạt. Khi vịt bị dịch tả cũng có triệu chứng lâm sàng là vịt bị chảy nước mắt. Nếu xác định vịt bị dịch tả thì các bạn có thể áp dụng phác đồ điều trị từ TS Nguyễn Thị Liên Hương – Trung tâm khuyến nông quốc gia.

- Tiêm vacxin dịch tả cho vịt. Nếu trước đó bạn đã tiêm phòng dịch tả rồi thì bây giờ vẫn có thể tiêm lại không vấn đề gì. Khi tiêm vacxin thì không nên tăng liều mà nên tiêm theo đúng liều khuyến cáo từ nhà sản xuất.
- Bổ sung B-complex, Vitamin C, vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chất điện giải để tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa cho vịt. Các bạn có thể trộn vào thức ăn hoặc pha với nước cho vịt dùng liên tục 5 – 7 ngày.
- Cách ly toàn bộ đàn bị nhiễm bệnh, khử trùng tiêu độc chuồng trại thường xuyên.
- Xử lý chất thải trong chuồng theo đúng kỹ thuật để các mầm bệnh không bị lây lan ra xung quanh.

Vị bị chảy nước mắt do bị bại huyết

Trường hợp vịt bị chảy nước mắt cũng có thể do bị bại huyết. Khi xác định vịt bị bại huyết các bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị của PGS.TS Trương Văn Dung – Nguyên viện trưởng viện thú y để chữa bệnh này:

- Dùng Enrflorxacin hoặc Ofloxacin hoặc Amikacin cho uống 1 lần/ngày liên tục 5 – 7 ngày và liều lượng như chỉ định trên bao bì.
- Dùng chất điện giải Gluco-C, Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho đàn vịt. Cho vịt sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Bổ sung men tiêu hóa, Vitamin B.Complex, Vitamin ADE, khoáng Premix cho ăn liên tục 1 – 2 tháng để vịt hồi phục nhanh hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng vịt bị chảy nước mắt chỉ là một triệu chứng lâm sàng của bệnh nào đó trên đàn vịt. Khi thấy vịt có dấu hiệu bất thường như chảy nước mắt các bạn cần quan sát kỹ các triệu chứng khác trên đàn vịt để xác định được nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị kịp thời.


Tag:
 Tìm kiếm


0567.44.1234

Back to top