Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Gà Hmong Mang Lại Hiệu Quả Cao

Gà H’mông thường có 3 màu: hoa mơ, trắng và đen tuyền. với trọng lượng từ 1.8 -2.5 kg, gà H’mông rất

giống với gà rừng, điểm khác biệt lớn nhất là chân của chúng thì đen hoàn toàn. Gà H’mông là đặc sản quý,

các món ăn làm từ giống gà này dù đơn giản hay phức tạp cũng có sự hấp dẫn lạ kỳ bởi phẩm chất thịt, hương

vị tự nhiên đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại thịt nào. Các món làm từ gà H’mông như canh thịt, nướng, rang

muối hay lẩu gà thật sự hấp dẫn khó cưỡng, làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. Mô hình chăn thả

gà H’Mông thương phẩm đang giúp cho nhiều hộ gia đình ở vùng cao có thu nhập khá, thoát nghèo…

Trại Gà Giống Vifarm xin được giới thiệu chi tiết về Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà H’Mông thương phẩm

như sau:

1. Giới thiệu giống gà H’Mông

Gà H’Mông có nguồn gốc ở các vùng núi cao có đồng bào người H’Mông và các dân tộc thiểu số sinh sống.
Gà H’Mông có nhiều loại hình màu lông, tuy nhiên phổ biến là 3 màu: Hoa mơ, đen, trắng tuyền.
Đặc điểm nổi bật nhất của gà H’Mông là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen (màu chì) chân đen 100%.
Phân bố ở các tỉnh miền núi phía bắc là chính như: Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Nghệ An.
Qua nghiên cứu chọn lọc nhân thuần 3 thế hệ gà H’Mông (nguồn gốc từ Sơn La) tại Viện Chăn Nuôi đến nay
đã gây dựng được đàn gà H’Mông giống gốc cung cấp gà bố mẹ và gà thương phẩm nuôi thịt cho người chăn
nuôi mang những đặc điểm đặc trưng như ở trên.

 

2. Kỹ thuật nuôi gà H'Mông

2.1 Mật độ nuôi:

* Nuôi trên nền độn chuồng:

1 – 7 tuần tuổi : 15 – 20 con/m2

8 – 20 tuần tuổi : 7 – 10 con/m2

>20 tuần tuổi : 3 – 4 con/m2


* Nuôi trên sàn lưới:

1 – 3 tuần tuổi : 40 – 50 con/m2

4 – 12 tuần tuổi : 10 – 12 con/m2


2.2 Ánh sáng

Gà con mới xuống chuồng cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 – 3 tuần đầu, từ 4 – 6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ/ngày đêm. Từ 7 – 18 tuần tuổi chiếu sáng 8 giờ/ngày đêm, ở giai đoạn này cần ánh sáng tự nhiên là đủ. Ánh sáng phải được phân bổ đều trên diện tích chuồng nuôi.

Bảng 1: Yêu cầu ánh sáng:

Tuần tuổi
Thời gian
Cường độ W/1m3 chuồng nuôi
0 - 2
24 giờ
4
3 - 8
24 giờ
3
9 - 14
8 giờ ( ánh sáng tự nhiên )
2
15 - 20
8 giờ ( ánh sáng tự nhiên )
2,5
> 20
16 giờ
3,5

2.3. Máng ăn + máng uống

Nước uống: Cần cho gà uống nước sạch và tăng sức đề kháng trong những ngày đầu, pha vào 5 gram đường gluco + 1 gram vitamin C/1 lít nước. Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa 1,5 lít, 3 máng/100 gà, loại 3,8 lít, 1 máng/100 gà.

Thường sử dụng loại máng uống 1,5 lít tốt hơn, vì gà con không nhảy vào máng và thuận lợi hơn.


<< Hmong thuẩn chủng, đúng chất lượng Liên hệ ngay 0567 44 1234 >>

Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà uống nước. Hàng ngày thay nước 2 – 3 lần để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào.

Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau khi gà nở 24 giờ mới cho gà ăn.


Chú ý: ngày đầu tiên chỉ nên cho gà ăn mè hoặc bắp xay nhuyễn.

Máng ăn: đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không chen lấn và ăn đồng đều. Trong 2 - 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa, kích thước 3 x 50 x 80cm cho 100 gà con. Có thể dùng mẹt tre 100 gà/2 mẹt tre.

Cho gà ăn nhiều lần trong 1 ngày đêm, lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu, thức ăn sạch, mới kích thích tính thèm ăn của gà, mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng ăn để tận dụng cám cũ. Sau khi gà được 3 tuần tuổi nên thay khay, mẹt tre bằng máng dài hoặc máng tròn P50 cho hợp vệ sinh.

 

2.4. Nuôi dưỡng- chăm sóc:

Gà con 1 - 42 ngày tuổi cho ăn tự do cả ngày và đêm, có thể nuôi chung cả trống và mái. Sau 42 ngày (kết thúc giai đoạn gà con) chuyển sang chế độ nuôi ăn hạn chế (đối với gà sinh sản) để gà không bị béo, sinh trưởng tuân theo quy trình từng giống. Giai đoạn này cần nuôi tách trống, mái riêng.


Chú ý:
Giai đoạn gà con (0=>6tuần tuổi)co thể dùng cám hỗn hợp ăn thẳng Guyo 1120(1-15 ngày); guyo 1121 (16-35 ngày); Guyo 1122 (35-42 ngày). Hoặc dùng cám đậm đặc của Proconco C20 pha trộn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cũng có thể dùng cám Proconco C287A và C28B cho gà ăn.


Nuôi hạn chế cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

Phải đủ máng ăn, máng uống (20-25 con/máng P50) 12- 15 cm chiều dài cho một gà. Nếu không đủ máng ăn gà sẽ phát triển không đồng đều con to, con bé ảnh hưởng đến tuổi và năng suất trứng sau này. Vì vậy, hàng tuần nên cân gà theo ngày giờ cố định, cân gà trước khi cho ăn, số lượng tối thiểu là 30 con/đàn, để kiểm soát khối lượng gà theo tiêu chuẩn nhằm điều chỉnh mức ăn cho gà.


<< Xem thêm: Trại gà giống Vifoods - Gà sao đạt chất lượng >>

 

5. Vệ sinh phòng bệnh:

Với phương châm phòng bệnh là chính, đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh. Sứ dụng các quy trình phòng bệnh tùy thuộc vào tình hình dịch tễ ở mỗi địa phương. Phải quan sát theo dõi gà thường xuyên như: trạng thái ăn, thể trạng, âm thanh, tiếng thở… bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để kịp xử lý kịp thời.

Trong chuồng chỉ nên nuôi gà cùng lứa tuổi. không nuôi động vật khác như: chó mèo trong trại … Định kỳ diệt trừ các loại gặm nhấm và côn trùng có tác hại


Lịch dùng thuốc và vacin cho gà H’Mông thương phẩm

Ngày tuổi Loại vacxin, thuốc dùng và cách sử dụng Phòng bệnh
1 Marek ( tiêm dưới da đầu) Bệnh marek
5 Lasota lần1 (tuỳ theo loại vacxin)Viêm PQTN – IB lần 1 (Nhỏ 2 – 4 giọt vào mắt, mũi tuỳ theo lượng nước pha) Phòng bệnh newcastle,  viêm phế  quản  truyền  nhiễm.
7 Gumboro lần1 (tuỳ theo loại vacxin)(Nhỏ 2 – 4 giọt vào mắt, mũi tuỳ theo lượng nước pha) Đậu gà  (chủng vào màng cánh) Phòng bệnh gumboro   Phòng bệnh đậu gà
21 Gumboro lần2 (tuỳ theo loại vacxin)Viêm PQTN- IB lần 2 (tuỳ theo loại vacxin) (Nhỏ mắt, mũi hoặc pha nước cho uống trong 1 giờ) Phòng bệnh Gumboro Phòng Viêm phế quản truyền nhiễm
28 Lasota lần 2 (tuỳ theo loại vacxin)(Nhỏ mắt, mũi hoặc pha nước cho uống trong 1 giờ) Phòng bệnh newcastle ( Bệnh Gà rù )
56 Neucastle Hệ1 (Tiêm dưới da cánh 0,2-0,5ml/con tuỳ lượng nước pha ) Phòng bệnh newcastle
120 Vacxin  đậu gà lần 2 (Pha 2ml nước cất cho 100 liều chủng vào màmg cánh) Phòng bệnh đậu gà trước khi lên đẻ
126 Vacxin vô hoạt nhũ dầu phòng NCS, Gumboro, Viêm PQTN (tiêm dưới da đầu 0,2 ml/ con) Phòng bệnh newcastle, gumboro, viêm phế quản TN

Đặc điểm chung của các loại bệnh này là do virus gây ra, lây lan rất nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao không thể chữa bằng kháng sinh. Phòng bệnh bằng vaccin.

 

Ngoài ra, bà con nên cân nhắc bổ sung thêm các vitamin, các khoáng chất thiết yếu nhằm tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho gà. Bà con tham khảo thêm bài viết "Sử dụng vitamin trong chăn nuôi sao cho hợp lí"



Tag:
 Tìm kiếm


0567.44.1234

Back to top